NHỮNG HIỂU BIẾT THÚ VỊ VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN


NHỮNG HIỂU BIẾT THÚ VỊ VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN


Diện tích và dân số Nhật Bản


Nhật Bản là một quần đảo được biển bao bọc tứ phía, nằm trong khoảng từ 122 đến 154 độ kinh Đông và 20 đến 46 độ vĩ Bắc. Diện tích đất liền của trái đất vào khoảng 147 triệu km2, nhưng diện tích của Nhật Bản chỉ bằng 0,25%, tương đương 378.000 km. Con số này chỉ bằng khoảng 1/45 của Liên bang Nga và 1/25 của Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 


Tổng dân số thế giới khoảng 7,35 tỷ người và dân số Nhật Bản khoảng 126,57 triệu người. Con số này chưa bằng 2% dân số thế giới, có thể thấy Nhật Bản có dân số đông trên diện tích đất nhỏ.


Nhật Bản có 4 đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và 1 đảo là Okinawa, ngoài ra còn có khoảng 7000 đảo và quần đảo lớn nhỏ khác, chạy dài theo hình cánh cung từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam. Nhờ sự phong phú về thời tiết bốn mùa, khí hậu lại tương đối ấm áp nên cuộc sống ở đây rất thoải mái và dễ chịu.


Hơn nữa, hình dạng nước Nhật hẹp theo bề ngang và trải dài khoảng 3000km từ Bắc xuống Nam nên dù có cùng một mùa, tùy vào vị trí mà mỗi nơi sẽ có khí hậu hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như vào mùa hè, dù là cùng ở trên đảo Honshu, vùng bồn địa Kyoto và Karuizawa nhiệt độ chênh nhau đến tận 10 độ; vào mùa đông, ở thành phố cổ Kanazawa - vùng giáp biển Nhật Bản, tuyết chất thành đống dày đến mấy chục cm, thế nhưng ở Okinawa thì những loài hoa nhiệt đới vẫn nở, và bạn cũng có thể ra ngoài đi dạo mà không cần mang theo áo khoác.


Sự khác nhau về khí hậu hay sự thay đổi của 4 mùa, bạn cũng có thể thấy được nó qua các bản tin dự báo thời tiết trên báo đài hoặc tivi. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử ngắm nhìn từng mùa ở những vùng khác nhau nhé.


Sự thay đổi bốn mùa và dự báo thời tiết


Mùa xuân


Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến từ「花粉症」(Kafunsho) - dị ứng phấn hoa rồi chứ? Ngạt mũi hay ngứa mắt là những triệu chứng do cơ thể phản ứng lại loại dị ứng này, nguyên nhân chủ yếu là do phấn hoa từ cây tuyết tùng và cây bách nhật. Ở Nhật Bản có rất nhiều người bị dị ứng phấn hoa, chính vì thế, hàng năm, cứ vào khoảng tháng 2 khi mà phấn hoa bắt đầu bay ra, Bộ khí tượng sẽ phát thông tin về việc phấn hoa phát tán trên các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày. Tuy nhiên, dường như cũng không ít người cho rằng việc mà bị dị ứng như vậy lại là một minh chứng cho việc
rằng mùa xuân đã ghé thăm chúng ta.
           


Phấn hoa cây tuyết tùng ở Nhật      

          

Quá trình dị ứng phấn hoa

Núi Phú Sĩ vào mùa xuân cùng hoa anh đào


Mùa hè


Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 số ngày mưa là rất nhiều, lượng mưa lớn chính là đặc trưng của mùa này vì thế nên mùa hè còn được gọi là Mùa mưa. Vào mùa này, chúng ta có thể nghe thấy những thông báo bước vào mùa mưa từ phía các đài khí tượng ở các địa phương hay những từ ngữ chuyên dụng như Frông mưa. Đối với nhà nông thì đây chính là mùa trồng lúa. Chính nhờ có mùa mưa mà từ Nhật Bản, chúng ta mới có được những hạt gạo cũng như những bông lúa chất lượng.

 

 Búp bê thời tiết, hình ảnh quen thuộc vào mùa hè của Nhật Bản


Ngay sau khi cục khí tượng thông báo Mùa mưa kết thúc cũng là lúc Nhật Bản đón cái nóng oi bức. Nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 25oC trở lên thì ngày hôm đó sẽ được gọi là Natsubi, nếu từ 30oC trở lên sẽ gọi là Manatsubi, tuy nhiên do ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu mà số ngày nhiệt độ cao nhất lên tới trên 35oC - được gọi là Mosobi - cũng tăng dần lên. Bên cạnh đó, những đêm nhiệt độ không xuống dưới thấp hơn 25oC - được gọi là Nettaiya – cũng rất nhiều.


Mùa thu


Ngay sau khi mùa hè kết thúc, thời tiết sẽ chuyển sang Mùa bão, và mùa thu cũng bắt đầu. Bão được hình thành nên từ áp thấp nhiệt đới, ở Nhật Bản, dựa theo thứ tự xuất hiện mà người ta sẽ đánh số và gọi tên cơn bão bằng số thứ tự của nó. Bão thường đi kèm với những cơn mưa lớn và gió mạnh, nên khi tiếp cận và đổ bộ vào nước Nhật sẽ gây ra những thảm họa, thiên tai như là lũ lụt. Thời điểm này lại trùng với mùa thu hoạch lúa nên sẽ gây ra không ít những ảnh hưởng cho nhà nông. Chính vì thế, khi có một cơn bão xuất hiện, Cục khí tượng sẽ đưa thông tin về cấp độ cũng như đường đi của nó trên các bản tin, cũng như liên tục có các hoạt động nhắc nhở, chú ý cho người dân chuẩn bị.

 

 Núi Phú Sĩ vào mùa thu


Mùa đông


Trong 4 mùa, mùa đông có lẽ là mùa mà ta có thể thấy rõ được sự khác biệt ở từng khu vực. Khung cảnh mùa đông sẽ khác hoàn toàn tùy vào việc tuyết rơi hay không. Ở các vùng núi hay phía biển tuyết rơi rất nhiều, có nhiều nơi lượng tuyết rơi đo được đã vượt quá 2m. Mặt khác, vào lúc này, những khu vực ở phía vùng biển Thái Bình Dương, những ngày khô ráo liên tục kéo dài, Cục khí tượng sẽ liên tục đưa ra những thông tin và kêu gọi người dân chú ý đề phòng hỏa hoạn.

 


Làng cổ Ouchijuku tại tỉnh Fukushima vào mùa đông


Núi lửa và rừng rậm


Một trong những đặc trưng về mặt địa lý của Nhật Bản là có một số ngọn núi lửa chạy trong quần đảo. Có những núi lửa vẫn còn hoạt động phun trào, và có rất nhiều trận động đất. Tuy nhiên, mặt khác, có những suối nước nóng chất lượng cao ở nhiều nơi khác nhau, khiến những nơi này trở thành các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Một đặc điểm chính khác là khoảng 73% diện tích đất nước là đồi núi và hầu hết được bao phủ bởi rừng. Diện tích rừng của Nhật Bản là khoảng 25 triệu ha (hecta), tức là khoảng 2/3 diện tích cả nước là rừng. Vì vậy, ngay tại Tokyo, bạn có thể thỏa thích leo núi, hoà mình vào thiên nhiên như núi Takao nơi hàng cây xanh trải dài, chỉ bằng cách đi tàu về phía Tây từ trung tâm thành phố khoảng một giờ. Một số ngọn núi đã được công nhận là Di sản Thế giới, chẳng hạn như Núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản, Dãy núi Shirakami, nơi có rừng sồi nguyên sinh trải rộng, và Dãy núi Kii, nơi vẫn còn những ngôi đền thần đạo và chùa chiền cổ.


Để không hoảng loạn khi xảy ra động đất


Ở Nhật Bản, những trận động đất xảy ra hầu như hàng ngày, kể cả những trận động đất nhỏ mà bạn không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, động đất không thể được dự đoán trước như thời tiết, vì vậy điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng hàng ngày.


Nếu có động đất lớn, có nguy cơ nước máy, khí đốt, điện,… sẽ ngừng hoạt động. Vì thế hãy chuẩn bị những vật dụng sau mà bạn sẽ cần vào thời điểm đó: Nước uống, thực phẩm khẩn cấp, bộ sơ cứu, đèn pin, pin, radio, mũ bảo hiểm, mũ trùm phòng chống thiên tai, nến, bật lửa, hộp đựng dao, tay điện, tiền mặt, v.v.

 


                         Bộ dụng cụ khẩn cấp


Nếu động đất xảy ra


Nếu bạn cảm thấy rung chuyển của một trận động đất, hãy đảm bảo giữ an toàn cho bản thân ngay lập tức. Đầu tiên, hãy bảo vệ đầu của bạn khỏi các vật rơi xuống, và nếu bạn đang sử dụng gas trong nhà bếp, hãy tắt lửa sau khi sự rung lắc đã giảm bớt.


Trên TV, radio, điện thoại di động,… "Cảnh báo động đất khẩn cấp" được gửi ngay lập tức trước khi xảy ra rung lắc và sau khi động đất xảy ra sẽ có “Bản tin động đất” được phát. Bạn có thể xem thông tin sau: thời gian xảy ra động đất, tâm chấn, cường độ địa chấn (1-7), quy mô (độ lớn), có hoặc không có sóng thần…

Cách xem thông tin dự báo


Nếu có nguy cơ xảy ra sóng thần, cảnh báo sóng thần hoặc báo động sóng thần sẽ được ban hành. Báo động dùng trong trường hợp nguy hiểm hơn. Những câu như "Tsunami! Tránh xa ngay!" Cũng sẽ được phát sóng trên TV. Nếu bạn ở gần biển, hãy sơ tán lên nơi cao ngay lập tức.